Chăm sóc sức khỏe

Tuyên truyền phòng bệnh Tay chân miệng ở trẻ nhỏ.

Ngày 12-03-2024 Lượt xem: 39

Hiện nay bệnh tay chân miệng đang diễn biến hết sức phức tạp, bệnh có chiều hướng gia tăng mạnh trong cộng đồng. Tay- chân- miệng là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp vào những thời điểm khi giao mùa hoặc độ ẩm tăng cao. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, cũng có thể gặp ở người lớn, nhưng  thường gặp nhiều hơn ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi.

 

 


Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Xuất hiện các nốt ban đỏ và bọng nước trên da, nhất là ở khu vực lòng bàn tay và bàn chân
  • Xuất hiện các vết loét nhỏ xung quanh miệng và bên trong miệng khiến trẻ bị đau rát, quấy khóc và lười ăn
  • Theo đó, các nốt ban, nốt bọng nước, vết loét ở miệng ở trẻ thường không quá to, có hình bầu dục. Bệnh tay chân miệng thường ủ bệnh trong khoảng từ 3 đến 6 ngày.

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân mắc tay chân miệng thường xuất hiện các dấu hiệu dễ nhận thấy như sốt nhẹ ( 37,5 độ -38 độ C) hoặc sốt cao (38-39 độ C), chán ăn, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy, chảy nước bọt, xuất hiện các tổn thương, răng và miệng đau rát....

Sau 1 đến 2 ngày phát bệnh, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng, chẳng hạn như: xuất hiện các nốt phát ban dạng bỏng nước có màu xám, kích thước từ 2 đến 10mm, hình bầu dục ở bàn tay, bàn chân, miệng, mông.

Ngoài ra, tùy theo cơ địa, một số bé bị bệnh tay chân miệng chỉ xuất hiện hiện tượng loét miệng, còn một số trẻ lại xuất hiện các bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban và hình ảnh bệnh tay chân miệng theo từng giai đoạn có sự khác nhau.

Nếu không được điều trị sớm, bệnh tay chân miệng sẽ tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não. Một số biến chứng khác như bại liệt, tê liệt hoặc viêm não với các dấu hiệu kèm theo như sốt cao, co giật, méo miệng, tay chân run... Bệnh nhân cũng có thể bị bội nhiễm tại các nốt mụn trên da nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Thông thường, sau khoảng từ 7 đến 10 ngày, bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ tự khỏi. Song vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, thậm chí gây tử vong nên các bậc phụ huynh không được phép chủ quan trong việc chăm sóc điều trị người bệnh

Phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng việc duy trì thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Dạy cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ chính là cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ đơn giản nhất. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.

Môi trường dễ phát sinh mầm bệnh chính là không gian sống và sinh hoạt của trẻ, do đó, cần chú ý duy trì môi trường sống sạch sẽ, các phòng sinh hoạt, sàn nhà, tay nắm cửa, cầu thang.. cần được lau chùi hằng ngày để tránh sự phát triển của vi khuẩn cũng như tạo điều kiện cho các mầm bệnh có nguy cơ ẩn nấp để chủ động phòng ngừa bệnh. Thêm vào đó, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý đảm bảo cách ly trẻ với những trẻ bị bệnh để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm.

wiget Chat Zalo Messenger Chat Whatsapp Chat
0989 416 191