Chăm sóc sức khỏe

Tuyên truyền về tác hại của việc cho trẻ xem ti vi và điện thoại.

Ngày 12-03-2024 Lượt xem: 347

Ở cuộc sống hiện đại hiện nay, việc cho trẻ em xem tivi, xem điện thoại di động cực kì phổ biến. Bên cạnh những lợi ích mà tivi và điện thoại đem lại khi chúng ta biết cho trẻ xem đúng cách, thì việc cho trẻ sử dụng tivi và điện thoại không đúng cách cũng kéo theo những hậu quả không ngờ. Hiện nay, nhiều bố mẹ bận rộn nên sẵn sàng cho con xem tivi để tránh bị làm phiền. Mặc khác, có nhiều bố mẹ cho trẻ xem tivi hay điện thoại như là một cách hữu hiệu để trẻ chịu ăn cơm hoặc ngồi ngoan. Tuy nhiên nếu cha mẹ quá lạm dụng để những tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài thì sẽ kéo theo những tác hại khôn lường đối với trẻ. Sau đây, mời các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu một số tác hại của việc thường xuyên cho trẻ xem tivi và điện thoại.

Tác hại của việc cho trẻ xem tivi và điện thoại

1. Suy giảm thị lực

- Việc chăm chú nhìn màn hình quá lâu lại chỉ giữ nguyên một tư thế, nhất là lại ở trẻ con khi phấn khích hoặc thích thú cái gì thường đứng sát lại màn hình để nhìn. Về lâu dài sẽ khiến mắt bé bị giảm thị lực nhanh chóng, có  thể bị mỏi mắt, khô mắt và mờ mắt.

 

- Với các bé không nhìn thẳng vào màn hình như vừa chơi vừa quay lưng lại xem, ngồi chéo hoặc chếch so với ti vi thì sẽ dễ bị hiếng và lé.

 

- Bên cạnh đó, do khả năng điều tiết của mắt còn kém không điều tiết được phù hợp và kịp thời với ánh sáng phát ra từ ti vi và điện thoại nên trẻ dễ bị cận thị sớm và lóa mắt.

 

2. Giảm khả năng tập trung và chú ý

- Những hình ảnh chuyển động quá nhanh và sự thay đổi âm thanh thường xuyên được cho là có hại cho trẻ nhỏ. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc học tập và khả năng tập trung kém.

- Nghiên cứu cho thấy, một đứa trẻ dành từ 2 đến 3 giờ hoặc nhiều hơn mỗi ngày để dán mắt vào màn hình tivi sẽ thiếu tập trung trong lớp học. Những đứa trẻ này cũng có nguy cơ chuẩn đoán mắc mắc ADHD (hội chứng tăng động giảm chú ý) cao hơn

3. Xem tivi, điện thoại nhiều có thể dẫn đến bệnh tự kỷ

- Việc ngồi hàng giờ trước ti vi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh ở trẻ vì khi xem ti vi, trẻ chị tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Quá say mê xem ti vi khiến bé trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với cuộc sống xung quanh, không thích kết bạn cũng như chơi các đồ chơi khác. Từ đó, bé trở nên cô độc, thích một mình và không muốn nói chuyện với ai, kể cả cha mẹ.

 

4. Trẻ chậm nói và cản trở khả năng giao tiếp của trẻ

- Trẻ ngồi xem ti vi quá nhiều, bố mẹ ít nói chuyện với con, khiến cho trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, không có sự phản hồi lại những thông tin nhận được từ ti vi, điện thoại như vậy trong một thời gian dài sẽ làm trẻ chậm nói.

 

- Khi trẻ xem tivi nhiều, chỉ có tương tác, tiếp thu thụ động một chiều và không giao tiếp với mọi người xung quanh từ đó hạn chế về việc sử dụng ngôn ngữ để trình bày cảm xúc và những điều mình mong muốn.  Điều này cũng có thể dẫn đến ức chế cảm xúc và rối loạn về mặt tâm lý. Ngoài ra, xem tivi nhiều sẽ khiến trẻ không có thời gian dành cho các hoạt động quan trọng và bổ ích khác như đọc sách, vui chơi và trò chuyện với bố mẹ… Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không được hòa thuận, trẻ dễ mắc phải một số bệnh về tâm lý điển hình là tự kỷ

5. Hủy hoại sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con

- Khi cho trẻ xem tivi quá thường xuyên là bé không được khám phá thế giới thực tế và sẽ bỏ lỡ rất nhiều những điều hay trong cuộc sống hằng ngày. Hơn nữa, nhiều ý kiến cho rằng những thứ được phô bày trên màn hình sẽ không kích thích óc tư duy và sự sáng tạo của con khiến trẻ ù lì và thụ động hơn.

 

- Khi trẻ tiếp xúc tivi quá nhiều, khả năng suy nghĩ sáng tạo của trẻ có thể bị tê liệt. Đây là những hoạt động rất cần thiết cho tăng trưởng tích cực của trẻ về trí tuệ, thể chất và xã hội, đặc biệt ở những năm đầu đời. Trẻ xem ti vi nhiều thường chỉ biết “bắt chước” những gì trẻ thấy trên màn hình, thay vì tự sáng tạo các tình huống bằng khả năng tưởng tượng của mình.

6. Ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ xem tivi nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Cụ thể là ánh sáng từ tivi sẽ kích thích não hoạt động và làm hạn chế quá trình sản xuất hormone melatonin - vốn có tác dụng giúp cơ thể ngủ ngon. Từ đó, gây xáo trộn sự cân bằng giấc ngủ tự nhiên, dẫn đến hậu quả là trẻ bị mệt mỏi và ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, nếu trẻ xem những phim hoạt hình hành động trước khi ngủ thường nằm mơ và thức dậy trong tình trạng mệt mỏi, không tốt cho sức khỏe.

 

* Những lưu ý khi cho trẻ xem tivi và điện thoại

- Không nên xem tivi, điện thoại khi ăn cơm: Bữa cơm gia đình không phải là lúc cả nhà tụ tập trước màn hình tivi, mà là thời gian mọi thành viên quây quần, chuyện trò. Đây là nơi phát triển những bài học giá trị về cuộc sống và tình cảm yêu thương gắn kết.

 

- Hãy cố gắng xếp lịch xem tivi, điện thoại đúng giờ mỗi ngày: Việc lên thời gian cụ thể nhằm để bé biết sẽ phải chờ đợi điều gì và biết là không thể xem tivi mọi lúc. Điều này có thể làm giảm bớt những cuộc tranh cãi khi bật/tắt tivi.

- Chọn những nội dung phù hợp với bé: Nên chọn những chương trình mang tính giáo dục hoặc những chương trình vui chơi giải trí phù hợp với độ tuổi của con. Không nên để bé xem những hình ảnh, âm thanh hơi rung rợn, ma quái. Nó có thể khiến bé sợ hãi.

- Hạn chế thời gian xem Tivi, điện thoại: Chỉ nên cho trẻ xem Tivi từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày hoặc giới hạn chương trình mà bé được phép xem và bé sẽ phải tắt Tivi khi chương trình vừa kết thúc. Cha mẹ cũng không nên để TVtrong phòng bé, vì như thế rất khó kiểm soát được thời lượng bé xem Tivi. Thời gian ngồi trước màn hình của trẻ là: Trẻ nhũ nhi (0 - 24 tháng tuổi): 0 giờ; Trẻ chập chững đi (2 tuổi - 3 tuổi): tối đa 1 giờ mỗi ngày; Trẻ trên 3 tuổi: tối đa 2 giờ mỗi ngày.

- Không nên xem Tivi, điện thoại trước khi đi ngủ.

Nguồn: Sưu tầm

Tác hại của xem tivi đối với trẻ em là hủy hoại sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con

Tác hại của xem tivi đối với trẻ em là ảnh hưởng sức khỏe tim mạch và thị lực

wiget Chat Zalo Messenger Chat Whatsapp Chat
0989 416 191